Chuyên ngành Điện tử viễn thông

1. Tên chuyên ngành/chương trình: Điện tử viễn thông

2. Giới thiệu chuyên ngành

Với mục tiêu đào tạo các kỹ sư điện tử – viễn thông tương lai, chuyên ngành trang bị cho sinh viên các kiến thức cơ bản và cơ sở chuyên ngành, kỹ năng nghề nghiệp và kỹ năng sống, kỹ năng quản lý, đặc biệt là vận dụng các kiến thức, kỹ năng đó vào công việc, nâng cao năng lực đáp ứng công việc toàn diện theo nhu cầu của xã hội. Mang lại cho xã hội các lợi ích với chất lượng tốt nhất từ các hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ từ chính sản phẩm là người học của mình..

3. Tại sao chọn chuyên ngành?

Điện tử viễn thông là lĩnh vực phát triển rất nhanh và luôn có nhu cầu rất cao về nhân lực.

Chương trình đào tạo ngành Điện tử – Viễn thông đã khẳng định chất lượng thông qua các điểm đột phá mang tính then chốt sau:

• Chương trình:

Được xây dựng trên nền tảng vững chắc qua nhiều năm đào tạo đồng thời thường xuyên tham khảo, cập nhật các chương trình tiên tiến của các trường đại học danh tiếng, uy tín hàng đầu trong nước và thế giới.

Chương trình đào tạo được đổi mới toàn diện theo hướng hiện đại và hội nhập, gắn liền đào tạo lý thuyết với kỹ năng thực hành.

Mang tính hiện đại, bám sát với thực tiễn phát triển của khoa học và công nghệ trên thế giới.

• Môn học và giáo trình giảng dạy:

• Các môn học mang tính chuyên sâu, trang bị cho sinh viên các kiến thức và kỹ năng cần thiết, định hướng được nghề nghiệp sau khi ra trường.

• Chú trọng kỹ năng thực hành theo hướng kiến thức gắn liền với thực tiễn.

• Phát huy tính sáng tạo, tư duy độc lập cũng như khả năng làm việc theo nhóm.

• Nâng cao khả năng tiếng Anh chuyên ngành và giao tiếp.

• Giáo trình: bao gồm các giáo trình của các trường đại học hàng đầu trên thế giới và trong nước cũng như của các giảng viên biên soạn phù hợp với nhu cầu bức thiết về khoa học, công nghệ hiện đại.

• Đội ngũ giảng viên

o Nhiều các giảng viên có trình độ cao, thâm niên trong nghề, uy tín được khẳng định trong lĩnh vực chuyên môn.

o Phương pháp giảng dạy hiện đại, lấy người học làm trung tâm.

• Cơ sở vật chất, trang thiết bị

o Trang thiết bị, cơ sở vật chất cho học tập, thực hành và nghiên cứu được tăng cường theo hướng toàn diện và hiện đại, gắn liền với thực tiễn nhằm đáp ứng đầy đủ nhu cầu học tập và nghiên cứu của sinh viên, giúp sinh viên tự tin khi làm việc thực tế.

• Khả năng thăng tiến trong công việc

• Sinh viên có thể nhận được việc làm ngay trong quá trình học.

• Sinh viên có thể đi làm ngay sau khi tốt nghiệp.

• Khả năng làm việc trong các cơ quan, doanh nghiệp trong nước và nước ngoài.

• Cơ hội thăng tiến, gia tăng lương và thu nhập trong công việc.

4. Cơ hội việc làm

Sinh viên tốt nghiệp Điện tử Viễn thông, đại học Hàng hải Việt Nam luôn được các nhà tuyển dụng đánh giá cao về kỹ năng và trình độ chuyên môn, có khả năng tư duy tốt, thích ứng nhanh với nhiều yêu cầu công việc khác nhau. Với mức lương khởi điểm trung bình dao động từ 8 triệu đồng/tháng-15triệu đồng/tháng tùy vào công ty, sinh viên tốt nghiệp có thể làm việc tại các công ty sau đây:

* Các công ty hoạt động trong lĩnh vực viễn thông:

     - Công ty:  Viettel, Mobifone, VNPT, Vietnamobile, FPT telecom, Vishipel, truyền hình Hải Phòng. Ngoài ra còn có các công ty hoạt động trong lĩnh vực viễn thông có trụ sở tại Hà Nội như  Ericsson, Huawei, ZTE  và rất nhiều công ty viễn thông khác.

     - Công việc: Thiết kế và tối ưu mạng, quản lý mạng, vận hành hệ thống mạng viễn thông phức tạp.

* Các công ty phần mềm: ưu thế của sinh viên Điện tử Viễn thông là được học chuyên sâu cả phần cứng và phần mềm nên rất phù hợp trong công việc viết chương trình phần mềm cho các thiết bị điện tử thông minh (thiết bị nhúng) (phần mềm nhúng chiếm 99% toàn bộ phần mềm trên thực tế).

     - Công ty: FPT software, trung tâm nghiên cứu phát triển LG rất nhiều các công ty phần mềm khác.

     - Vị trí công việc: thiết kế và viết chương trình cho máy tính, thiết kế và viết chương trình cho các thiết bị thông minh như điện thoại di động, rô bốt, xe ô tô, đầu thu truyền hình kỹ thuật số…, kiểm thử phần mềm.

* Các công ty điện tử và điện tử Hàng hải

     - Công ty: LG Electronic, LG Display, Fuji Xerox, MEC và rất nhiều công ty điện tử hàng hải tại địa bàn Hải Phòng.

     - Ví trí công việc: thiết kế các thiết bị điện tử, hệ thống điện tử, thiết kế vi mạch, kiểm thử vi mạch, lập trình, lắp đặt, bảo trì, bảo dưỡng,sửa chữa các thiết bị thông tin và nghi khí hàng hải

Cụ thể, sinh viên có thể làm việc tại các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài, các tổng công ty, tập đoàn, công ty về truyền dẫn, công ty về sản xuất, phát triển các sản phẩm điện tử, điều khiển không lưu, nghi khí hàng hải; các công ty thông tin di động, cung cấp dịch vụ viễn thông, các công ty truyền số liệu, phòng kỹ thuật của đài phát thanh, truyền hình, các vị trí trong ngân hàng, tư vấn giải đáp về các dịch vụ điện tử, viễn thông… trong môi trường làm việc năng động, hiện đại, mức thu nhập cao so với mặt bằng xã hội, có nhiều cơ hội phát triển và khả năng thăng tiến trong nghề nghiệp.

5.Tôi có phù hợp ?

Ngành học Điện tử – Viễn thông là ngành học phù hợp với tất cả những người yêu thích được học tập, nghiên cứu trong môi trường năng động, thân thiện đồng thời phát huy tư duy độc lập, sáng tạo cũng như khả năng làm việc theo nhóm.

Để đăng ký chương trình này, thí sinh sẽ chọn đăng ký xét tuyển khối A theo quy chế Tuyển sinh Đại học, Cao đẳng hệ chính quy hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

6. Học phí & hỗ trợ tài chính

Nếu có khác biệt so với mức chung của Nhà trường, đề nghị các Khoa/Viện/Công ty/Trung tâm nêu cụ thể.

7. Mục tiêu đào tạo

  • Kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ vững chắc để thích ứng tốt với những công việc khác nhau trong lĩnh vực rộng của ngành;
  • Kỹ năng chuyên nghiệp và phẩm chất cá nhân cần thiết để thành công trong nghề nghiệp;
  • Kỹ năng xã hội cần thiết để làm việc hiệu quả trong nhóm đa ngành và trong môi trường quốc tế;
  • Khả năng tư duy phân tích, thiết kế, xây dựng, phát triển các dự án và các sản phẩm điện tử viễn thông trong bối cảnh phát triển rất nhanh của ngành điện tử -viễn thông trong nước cũng như trên thế giới.

8. Nội dung chương trình

Chương trình đào tạo trình độ đại học chuyên ngành Điện tử viễn thông được xây dựng theo chuẩn CDIO với thời gian học là 04 năm. Chương trình đào tạo có tính hiện đại, hội nhập và toàn diện nhằm giúp sinh viên nắm vững kiến thức cơ bản và cơ sở ngành, nâng cao khả năng tự học, tư duy sáng tạo, có kỹ năng thực hành nghề nghiệp và kỹ năng sống. Sau khi tốt nghiệp có thể học thêm 1,5 năm để lấy bằng thạc sĩ chuyên ngành Kỹ thuật điện tử.

  • Các kiến thức cơ bản gồm: vật lý hiện đại, toán cao cấp…, và các kiến thức về khoa học xã hội và nhân văn.
  • Các kiến thức cơ sở ngành gồm: lý thuyết cơ bản về mạch điện, lý thuyết về điện tử tương tự và điện tử số, các quá trình xử lý và truyền thông tin, lý thuyết tính toán và điều khiển tự động, các kiến thức về cấu trúc và ứng dụng của hệ thống máy tính….
  • Các kiến thức chuyên ngành gồm: mạng viễn thông, thông tin di động, thông tin vệ tinh, thông tin sợi quang, thiết kế vi mạch, phát thanh, truyền hình, thông tin điện tử hàng hải
  • Kỹ năng mềm: Có khả năng làm việc độc lập, làm việc theo nhóm; có khả năng tổ chức sản xuất, quản lý dự án; tư duy độc lập và sáng tạo; có khả năng suy luận và thuyết trình logic.

9. Bằng cấp

Bằng cử nhân chuyên ngành Điện tử – Viễn thông (thuộc hệ thống văn bằng quốc gia)

10. Đội ngũ giảng viên

- Phó Giáo sư: 02

- Tiến sĩ: 02

- Thạc sĩ: 12

- Nghiên cứu sinh: 05 (NCS ở nước ngoài: 04)

Các giảng viên có trình độ chuyên môn sâu, được đào tạo bài bản, có kiến thức thực tế vững chắc, chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực viễn thông, điện tử hàng hải.

11. Cơ sở vật chất

Bạn có cơ hội thực hành tại các phòng thí nghiệm hiện đại được nhà trường đầu tư và các công ty điện tử tài trợ như Nuvoton, các thiết bị phục vụ NCKH của các hãng trên thế giới như Xillinx, Agilent, Rohde & Schwarz …, tham gia nghiên cứu khoa học cùng các thầy cô từ năm thứ 3 tại Trung tâm Điện – Điện tử và Tự động hóa. 

Ngành Điện tử Viễn thông có các phòng thí nghiệm cơ sở và chuyên ngành hiện đại:

- Phòng thí nghiệm Kỹ thuật điện tử

- Phòng thí nghiệm Hệ thống viễn thông

- Phòng thực hành Kỹ thuật điện tử

- Phòng thực hành hệ thống thông tin điện tử hàng hải.

- Phòng thí nghiệm lập trình hệ thống

- Phòng thí nghiệm lập trình nhúng

- Phòng thí nghiệm Anten và Siêu cao tần

Các phòng thí nghiệm cho phép sinh viên từ năm thứ 3 lên làm việc trong các dự án của các thầy, tham gia nghiên cứu khoa học dưới sự hướng dẫn của giảng viên, giúp cho sinh viên phát triển kỹ năng nghiên cứu, giải quyết vấn đề và rèn luyện các kỹ năng mềm khác.

12. Cơ hội học bổng

Sinh viên ngành Điện tử Viễn thông có kết quả học tập và rèn luyện tốt có thể được nhận học bổng:

- Học bổng khuyến khích học tập của trường

- Học bổng sinh viên nghèo vượt khó

- Học bổng của các công ty: Fuji Xerox, LG Electronic, LG Display.

Đồng thời sinh viên có nhiều cơ hội thực tập tại các công ty hàng đầu trong lĩnh vực điện tử viễn thông như: VNPT, Viettel, Vishipel, MEC, LG, Fuji Xerox, truyền hình Hải Phòng.

13. Thông tin tham khảo

Thí sinh có thể tham khảo thêm về Khoa Điện - Điện tử qua website: http://ee.vimaru.edu.vn

Một số hình ảnh

Hình 1: Sinh viên ngành ĐTVT nhận học bổng của công ty LGEVH
 
Hình 2. Các sinh viên ĐTVT, ĐTĐCN, Cơ điện tử chụp ảnh lưu niệm tại công ty LGEVH sau khi nhận học bổng.
 
Hình 3. Kit lập trình FPGA VC707 (với chip FPGA Virtex-7) tại phòng thí nghiệm lập trình nhúng
 
Hình 4. Máy tạo tín hiệu của hãng R&S phục vụ NCKH về xử lý tín hiệu, siêu cao tần, anten.
Hình 5. Máy Network Analyzer của hãng R&S (dải tần từ 9kHz đến 3GHz) phục vụ NCKH về thiết kế anten, thiết kế các mạch siêu cao tần.
Hình 6. Bộ thí nghiệm Anten và truyền sóng.
Hình 7. Kit lập trình ARM (hãng Nuvoton tài trợ) phục vụ NCKH về xử lý tín hiệu, vi điều khiển.
Phòng thí nghiệm Kỹ thuật điện tử