Chuyên ngành Điện tự động Giao thông Vận tải

1. Tên chuyên ngành: Điện tự động Giao thông vận tải, mã ngành D103

2. Giới thiệu chuyên ngành

Hiện nay nhu cầu nhân lực trong lĩnh vực Điện tự động Giao thông vận tải đang rất lớn, đặc biệt là tự động hóa trong lĩnh vực ô tô, tàu cao tốc, tàu thủy… Để đáp ứng nhu cầu thực tế cấp thiết này, Khoa Điện – Điện tử đã cập nhật nội dung cho Chuyên ngành Điện tự động tàu thủy, đổi tên thành Điện tự động Giao thông vận tải và giao Bộ môn Điện tự động tàu thủy phụ trách. Trong suốt quá trình xây dựng, trưởng thành và phát triển, Bộ môn luôn đào tạo ra các kỹ sư có uy tín và vị thế trong xã hội trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt trong ngành hàng hải, dầu khí, đóng tàu. Các thế hệ sinh viên sau khi ra trường đều có việc làm ngay ở khắp mọi miền đất nước. Trong đó, nhiều sinh viên là những cán bộ kỹ thuật có chuyên môn, nghiệp vụ vững vàng, đang giữ trọng trách quan trọng trong các cơ quan Trung ương, địa phương, cũng như các ngành trọng điểm của nền kinh tế nước nhà.  

3. Cơ hội việc làm

Sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành Điện tự động Giao thông vận tải có cơ hội thăng tiến, mức lương cao hơn hẳn so với mặt bằng xã hội. Kỹ sư thuộc chuyên ngành đào tạo có kiến thức chuyên môn, trình độ ngoại ngữ và tin học để giải quyết độc lập những vấn đề như:

  • Tự động hóa trong công nghiệp ô tô;
  • Tự động hóa trong lĩnh vực tàu cao tốc, tàu hỏa;
  • Làm việc tại các công ty dầu khí, công trình nổi như: Giàn khoan, Kho nổi chứa dầu, tàu dịch vụ dầu khí,…
  • Tuyển vào Hải quân, Cảnh sát biển, Viện kỹ thuật trong quân đội;
  • Nghiên cứu, thiết kế, lắp đặt, sửa chữa, khai thác hệ thống điều khiển tự động điện tàu thuỷ;
  • Thiết kế, tư vấn, giám sát thi công, chuyển giao công nghệ cũng như vận hành khai thác  các hệ thống thuộc lĩnh vực tự động hoá công nghiệp;
  • Thực hiện công tác vận hành khai thác, lắp đặt và sửa chữa các hệ thống điều khiển tự động trên tàu thủy;
  • Đáp ứng đầy đủ các điều kiện khi công tác trên tàu viễn dương, nội địa;
  • Kỹ sư Điện tự động Giao thông vận tải có đủ năng lực chuyên môn làm việc trong các Viện nghiên cứu, Viện thiết kế tàu thuỷ; Các cơ sở đào tạo; Các công ty vận tải biển trong nước và Quốc tế; Các nhà máy công nghiệp đóng tàu, công nghiệp ô tô, tàu hỏa và các nhà máy công nghiệp nói chung. Làm việc ngay được với các chuyên gia nước ngoài thuộc lĩnh vực thiết kế, điều khiển tự động ô tô, tàu thủy như: Tập đoàn Damen, Alewịjnse, Praxis, Beijer,…

4. Tại sao chọn chuyên ngành/chương trình này?

Chương trình đào tạo ngành Điện tự động Giao thông vận tải hiện đào tạo trong 4 năm đã khẳng định chất lượng thông qua các điểm đột phá mang tính then chốt sau:

  • Chương trình:

Được xây dựng trên nền tảng vững chắc qua nhiều năm đào tạo đồng thời thường xuyên tham khảo, cập nhật các chương trình tiên tiến của các trường đại học danh tiếng, uy tín hàng đầu trong nước và thế giới.

Chương trình đào tạo được đổi mới toàn diện theo hướng hiện đại và hội nhập, gắn liền đào tạo lý thuyết với kỹ năng thực hành.

Mang tính hiện đại, bám sát với thực tiễn phát triển của khoa học và công nghệ trên thế giới.

  • Môn học và giáo trình giảng dạy:
  • Các môn học mang tính chuyên sâu, trang bị cho sinh viên các kiến thức và kỹ năng cần thiết, định hướng được nghề nghiệp sau khi ra trường.
  • Chú trọng kỹ năng thực hành theo hướng kiến thức gắn liền với thực tiễn.
  • Phát huy tính sáng tạo, tư duy độc lập cũng như khả năng làm việc theo nhóm.
  • Nâng cao khả năng tiếng Anh chuyên ngành và giao tiếp.
  • Giáo trình: bao gồm các giáo trình của các trường đại học hàng đầu trên thế giới và trong nước cũng như của các giảng viên biên soạn phù hợp với nhu cầu bức thiết về khoa học, công nghệ hiện đại.
  • Đội ngũ giảng viên
  • Bộ môn phụ trách hiện nay có 11 Giảng viên, trong đó có 5 Tiến sĩ (3 PGS) và 6 Thạc sĩ. Giảng viên đều có thâm niên trong nghề, uy tín được khẳng định trong lĩnh vực chuyên môn.
  • Phương pháp giảng dạy hiện đại, lấy người học làm trung tâm.
  • Cơ sở vật chất, trang thiết bị: Trang thiết bị, cơ sở vật chất cho học tập, thực hành và nghiên cứu được tăng cường theo hướng toàn diện và hiện đại, gắn liền với thực tiễn nhằm đáp ứng đầy đủ nhu cầu học tập và nghiên cứu của sinh viên, giúp sinh viên tự tin khi làm việc thực tế.
  • Khả năng thăng tiến trong công việc
  • Sinh viên có thể nhận được việc làm ngay trong quá trình học.
  • Sinh viên có thể đi làm ngay sau khi tốt nghiệp.
  • Khả năng làm việc trong các cơ quan, doanh nghiệp trong nước và nước ngoài.
  • Cơ hội thăng tiến, gia tăng lương và thu nhập trong công việc.
  • Môi trường năng động
  • Bộ môn hiện nay có các mối quan hệ thân thiết với các công ty đóng tàu, công ty sản xuất công nghiệp trong và ngoài nước. Hàng năm có nhiều suất học bổng, cơ hội việc làm cho các thực tập sinh tại công ty Alewijnse, Praxis, LG,…
  • Có cơ hội được du học tại các trường hàng đầu của Hàn Quốc khi có đủ chuẩn ngoại ngữ.
  • Tham gia các hoạt động của các câu lạc bộ trong và ngoài khoa như: Câu lạc bộ mạch điện tử, tin học, ngoại ngữ, …

5. Tôi có phù hợp

Ngành học Điện tự động Giao thông vận tải là ngành học phù hợp với tất cả những người yêu thích được học tập, nghiên cứu trong môi trường năng động, thân thiện đồng thời phát huy tư duy độc lập, sáng tạo cũng như khả năng làm việc theo nhóm.

6. Học phí và hỗ trợ tài chính

Có nhiều suất học bổng của các công ty dành cho các sinh viên đạt kết quả cao: Đăng kiểm KR, Học bổng SAMSUNG, Học bổng LG, Học bổng tập đoàn DAMEN, Học bổng du học Hàn Quốc,…

Hỗ trợ địa bàn thực tập, chi phí ăn ở tại các công ty liên kết với nước ngoài.

Hỗ trợ thông tin, tư vấn du học, việc làm cho các sinh viên tốt nghiệp cũng như đang học tập.

Tạo điều kiện để sinh viên tham gia làm việc thực tế tại các doanh nghiệp cùng giảng viên.

7. Nội dung chương trình

7.1. Mục tiêu: trang bị sinh viên sau khi tốt nghiệp:

  • Kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ vững chắc để thích ứng tốt với những công việc khác nhau trong lĩnh vực rộng của ngành;
  • Kỹ năng chuyên nghiệp và phẩm chất cá nhân cần thiết để thành công trong nghề nghiệp;
  • Kỹ năng xã hội cần thiết để làm việc hiệu quả trong nhóm đa ngành và trong môi trường quốc tế;
  • Khả năng tư duy phân tích, thiết kế, xây dựng, phát triển các dự án và các sản phẩm điện – điện tử trong bối cảnh phát triển rất nhanh của ngành điện – điện tử trong nước cũng như trên thế giới.

7.2. Chương trình đào tạo: Chương trình đào tạo trình độ đại học chuyên ngành Điện tự động Giao thông vận tải được xây dựng theo chuẩn CDIO với thời gian học là 04 năm, gồm các khối kiến thức:

  • Kiến thức chuyên ngành chính
  • Kiến thức cơ sở
  • Chuẩn đầu ra: Ngoại ngữ, Tin học

8. Bằng cấp

Bằng cử nhân chuyên ngành Điện tự động Giao thông vận tải thuộc hệ thống văn bằng quốc gia.

9. Một số gương mặt cựu sinh viên tiêu biểu ngành Điện tự động Giao thông vận tải

  • PGS, TS. Phạm Hồng Sơn: Phó Hiệu Trưởng Trường ĐHHHVN, Hiệu Trưởng Trường Giao Thông Vận Tải Hồ Chí Minh
  • GS, TSKH. Thân Ngọc Hoàn: Cựu Giám Đốc Sở Giáo Dục Đào – Tỉnh Hà Bắc, Trưởng Khoa Điện, Trưởng Khoa Sau Đại – ĐHHHVN, Trưởng Khoa Điện Trường Đại Học Dân Lập Hải Phòng.
  • TS. Nguyễn Hữu Khương: Phó Hiệu Trưởng Trường Giao Thông Vận Tải Hồ Chí Minh
  • TS. Đồng Văn Hướng : Phó Hiệu Trưởng Trường Giao Thông Vận Tải Hồ Chí Minh
  • TS. Trần Hoài An: Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ GTVT
  • ThS. Vũ Văn Phong: Cựu Trưởng Khoa Điện, Cựu Chủ tịch công đoàn Trường ĐHHHVN.
  • PGS, TS. Phạm Ngọc Tiệp: Cựu Trưởng Khoa Điện, Phó Hiệu Trưởng Trường Cao Đẳng Nghề Bách Nghệ
  • PGS,TS. Lưu Kim Thành: Trưởng Khoa Điện – Điện tử, ĐHHHVN
  • PGS,TS. Nguyễn Tiến Ban: Trưởng Khoa Điện, Trường Đại Học Hải Phòng
  • ThS. Vũ Hoàng Cương: Trưởng Phòng Đối Ngoại – Sở Ngoại Vụ - Thành phố Hải Phòng
  • PGS,TS. Trần Anh Dũng: Trưởng Khoa Điện – Điện tử, ĐHHHVN
  • TS. Nguyễn Khắc Khiêm: Phó Hiệu trưởng, ĐHHHVN
  • ThS. Trương Công Mỹ: Trưởng Phòng Công Tác Sinh Viên, Giám Đốc Trung Tâm Giới thiệu việc làm, ĐHHHVN

10. Thông tin tham khảo

Mọi chi tiết xin liên hệ Ban tư vấn tuyển sinh, Khoa Điện – Điện tử, Trường Đại học Hàng hải Việt Nam.

Điện thoại: 02253735683

Hoặc http://ee.vimaru.edu.vn

Một số hình ảnh về đơn vị: